I. LỊCH NGHIỆM THU
Tên đề tài: Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cho giáo viên Giáo dục công dân ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Mã số: ĐH2019-TN04-03
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan
Đơn vị chủ trì: Đại học Thái Nguyên
Quyết định thành lập Hội đồng: Số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25/03/2022 của Đại học Thái Nguyên
Thời gian: 8h30, ngày 22 tháng 4 năm 2022.
Địa điểm: Phòng 405, nhà A4, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Trân trọng kính mời các thầy cô giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh, học viên thạc sĩ, sinh viên và người quan tâm đến dự.
II. THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cho giáo viên Giáo dục công dân ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Mã số: ĐH2019-TN04-03
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2019 đến 02/2022 (cả thời gian gia hạn đề tài)
2. Mục tiêu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông;
- Nghiên cứu thực trạng về công tác giáo dục pháp luật và kinh tế ở các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc
- Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc
3. Tính mới, tính sáng tạo
- Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn học mới được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018. Việc nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc nhằm đáp ứng những yêu cầu của môn học mới là chưa có. Đây chính là điểm mới của đề tài.
- Trong đề tài này, nhóm tác giả kế thừa thành quả nghiên cứu trước đó về giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế, tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, nghiên cứu thực trạng và xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
4. Kết quả nghiên cứu
Chương 1, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, bao gồm những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước;
Chương 2, đề tài đã chỉ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông, đó là: khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục kiến thức pháp luật và kinh tế; cơ sở lý luận (nội dung giáo dục pháp luật và giáo dục kinh tế trong chương trình Giáo dục công dân hiện hành; những thay đổi trong nội dung giáo dục pháp luật; những thay đổi trong nội dung giáo dục kinh tế; những điểm mới đáng chú ý trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật so với chương trình Giáo dục công dân hiện hành); cơ sở thực tiễn (vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục kinh tế và pháp luật; những yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật theo chương trình phổ thông mới).
Chương 3, đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục kinh tế và pháp luật trong các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục kinh tế và pháp luật trong các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc; đề tài đã đánh giá thực trạng công tác giáo dục kinh tế và pháp luật trong các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế.
Chương 4, đề tài xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Các chủ đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật được đề xuất là
- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam;
- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các chủ đề bồi dưỡng kiến thức kinh tế được đề xuất là:
- Lập kế hoạch tài chính cá nhân ;
- Văn hóa tiêu dùng;
- Quản lý thu, chi trong gia đình;
- Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
- Có 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước
1. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Nguyễn Mai Anh (2019), Tăng cường nội dung giáo dục pháp luật về quyền công dân cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 198 chuyên san Khoa học Giáo dục, số 05, tr.175- 180.
2. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng Lan (2020), Đổi mới nội dung giáo dục kinh tế trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục chính trị ở trường Đại học Sư phạm - ĐHTN đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, T.225, Số 07 (KHXH-NV-HV), tr.505- 510.
3. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Nguyễn Mai Anh (2021), Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, T.226, S.87 (KHXH-NV-HV), tr.259- 265.
- Có 02 Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
1. Hoàng Thị Thỏa (2020), Giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông Nà Giàng, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoàng Lan)
2. Hoàng Thị Thỏa (2021), Thiết kế một số chủ đề giáo dục kinh tế cho học sinh trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (GV hướng dẫn: TS Trần Thị Lan).
5.2. Sản phẩm đào tạo
- Có 02 Luận văn thạc sĩ
1. Ma Thị Phương Thảo (2020), Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2021), Kết hợp phương pháp nêu vấn đề với sử dụng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân - phần “Công dân với pháp luật” ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đổng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Có 01 khóa luận tốt nghiệp đại học
1. Nguyễn Ngọc Ánh (2019), Giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoàng Lan).
5.3. Sản phẩm ứng dụng
- 01 chuyên đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên Trung học phổ thông (được Hội đồng nghiệm thu thông qua)
- 01 chuyên đề bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho giáo viên Trung học phổ thông (được Hội đồng nghiệm thu thông qua).
- 01 hợp đồng bồi dưỡng kiến thức cho trường phổ thông/phòng giáo dục/sở giáo dục (chủ đề kiến thức là sản phẩm nghiên cứu của đề tài).
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao: Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên Giáo dục công dân Trung học phổ thông
- Địa chỉ ứng dụng: các trường Trung học phổ thông khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông khu vực Trung du và miền núi phía Bắc dễ dàng thích ứng được sự thay đổi môn học, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.
Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có thể được sử dụng để nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân các trường Trung học phổ thông ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc;
- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và pháp luật ở các Trung học phổ thông khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; góp phần thực hiện tốt lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.