KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
I. ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ
Địa chỉ: Phòng 313 – Nhà A4 -Trường Đại học Sư phạm, số 20 – Đường Lương Ngọcdo my homework buy essay Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 02083 653941
Email: khoamamnon@dhsptn.edu.vn
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
Khoa Giáo dục Mầm non, trước đây là Khoa Đào tạo Giáo viên Mầm non do my homework buy essay – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 489/QĐ- TCCB- ĐHTN ngày 22/8/2005 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên; có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non trình độ đại học trên toàn quốc và quốc tế.
Khi thành lập, cơ cấu tổ chức – quản lý của Khoa có Ban Chủ nhiệm khoa gồm 02 đồng chí, chưa có giảng viên cơ hữu. Việc thực hiện chương trình đào tạo trong những năm đầu chủ yếu theo sự phối hợp chuyên môn với các khoa bạn thuộc chuyên ngành gần trong Trường. Sau đó, Khoa được Nhà trường điều động cán bộ, giảng viên từ các khoa khác sang hoặc tuyển dụng mới cán bộ gắn với đặc thù chuyên ngành đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và chuyên môn.
Đến nay, sau hơn 10 năm thành lập, Khoa có 17 cán bộ giảng viên, trong đó 14 đồng chí thuộc diện biên chế và 3 đồng chí thuộc diện hợp đồng; có 04/17 đồng chí có trình độ tiến sĩ, 13/17 đồng chí có trình độ thạc sĩ (5 đồng chí đang học nghiên cứu sinh). Trong quá trình công tác, Khoa đã đào tạo và cấp bằng cử nhân giáo dục mầm non cho hơn 1000 sinh viên hệ chính quy và trên 7000 sinh viên hệ vừa làm vừa học. Số lượng sinh viên đang theo học tại Khoa là 8 lớp hệ chính quy với trên 600 sinh viên (trong đó có 6 sinh viên người nước ngoài) và trên 50 lớp đại học vừa làm vừa học với hơn 2.000 học viên. Cùng với việc nâng cao dần chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo của khoa ngày càng được khẳng định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt hơn 95%; sinh viên tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học đáp ứng tốt yêu cầu công tác ở các trường mầm non, các Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhiều sinh viên được đào tạo từ Khoa có phẩm chất và năng lực chuyên môn giỏi, là lực lượng nòng cốt về chuyên môn và quản lý ở các trường mầm non, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng sư phạm của một số tỉnh miền Bắc.
Hơn mười năm xây dựng và phát triển, Khoa Giáo dục Mầm non đã có những bước đi vững chắc, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát triển chung của Nhà trường về công tác phát triển chương trình đào tạo, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục, toàn Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, Khoa Giáo dục Mầm non xác định nhiệm vụ trọng tâm là quyết tâm thực hiện đổi mới có tính đột phá chương trình đào tạo hệ đại học, xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non gắn với quá trình phát triển chương trình nhà trường, quốc tế hóa và đa dạng hóa các mô hình giáo dục ở bậc mầm non; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ giáo dục mầm non theo hướng nghiên cứu ứng dụng; tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ mới mà ngành giáo dục và Nhà trường giao phó.
III. Chức năng nhiệm vụ
3.1. Chức năng
– Đào tạo cử nhân sư phạm giáo dục mầm non;
– Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bậc mầm non;
– Nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về giáo dục học mầm non, chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non, các sở Giáo dục và Đào tạo.
– Tư vấn về giáo dục mầm non.
3.2. Nhiệm vụ
– Quản lý giảng viên, sinh viên;
– Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Giáo dục Mầm non;
– Phối hợp thực hiện hoạt động đào tạo ở một số khoa chuyên môn trong trường;
– Phối hợp với trường mầm non tổ chức hoạt động thực hành, thực tế nghề nghiệp cho sinh viên;
– Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ ngành giáo dục mầm non;
– Bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục mầm non cho các địa phương;
– Phối hợp, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non; bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non;
– Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non;
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả phòng thực hành, quản lý tài sản công của Trường trong các hoạt động phục vụ người học;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
3.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Hiện tại khoa có 17 cán bộ, trong đó:
– Có 04 cán bộ, giảng viên có học vị tiến sỹ.
– Có 13 cán bộ, giảng viên có học vị thạc sĩ.
– Số cán bộ đang đi học nghiên cứu sinh: 05
3.4. Các Bộ môn trực thuộc Khoa
3.4.1. Bộ môn Nghiệp vụ Giáo dục Mầm non: 8 CBGV
Nhiệm vụ chính
+ Giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo đại học, gồm:
Giáo dục học mầm non 1; Giáo dục học mầm non 2; Tham vấn trong giáo dục mầm non; Tổ chức hoạt động khám phá thử nghiệm cho trẻ mầm non; Phát triển chương trình giáo dục mầm non; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non; Giáo dục học gia đình; Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non; Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non; Tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh; Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học; Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non; Tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ mầm non; Nghiệp vụ sư phạm mầm non; Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non; Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non; Quản lý giáo dục mầm non; Đánh giá trong giáo dục mầm non; Thực tập sư phạm 1,2…
+ Biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng các học phần do tổ phụ trách.
+ Nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
3.4.2. Bộ môn Giáo dục Khoa học: 9 CBGV
Nhiệm vụ chính
+ Giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo đại học, gồm:
Tâm lý học mầm non, Trắc nghiệm tâm lý tuổi mầm non; Tâm bệnh học lứa tuổi mầm non; Tâm lý học nhân cách trẻ mầm non; Toán cơ sở, Lôgic, Tiếng Việt cơ sở; Tự nhiên xã hội; Văn học trẻ em; Văn học dân gian; Chế biến món ăn cho trẻ mầm non; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dinh dưỡng, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ; Sinh lý học trẻ em (tuổi mầm non); Dinh dưỡng trẻ em; Bệnh trẻ em; Giáo dục môi trường ở trường mầm non; Giáo dục ứng phó với Biến đổi Khí hậu cho trẻ mầm non, Chăm sóc vệ sinh cho trẻ mầm non;…
+ Biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng các học phần do tổ phụ trách.
+ Nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học